Chắc hẳn bạn không hề thấy xa lạ với từ “pixel”? Bạn vẫn thường nghe tới một số lời quảng cáo như: “Chiếc smartphone, với màn hình độ phân giải 1440 x 2560 pixel”. Hay “một mẫu smartphone màu trắng, với màn hình sử dụng tấm nền IPS 4.5”, độ phân giải 960 x 540 pixel”…
Nhắc đến “pixel”, chúng ta thường mường tượng về một thứ gì đó có kích thước vô cùng nhỏ bé. Vậy bạn đã biết pixel là gì và lượng pixel có ý nghĩa như thế nào trong thiết kế hay in ấn chưa? Nếu bạn đang đi tìm lời giải đáp thì hãy theo dõi bài viết dưới đây ngay nhé!
Contents
Pixel là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa của lượng pixel đối với thiết kế và in ấn, bạn cần hiểu: “Pixel là gì?’.
Pixel hay pel (viết tắt trong tiếng Anh của từ “picture element”) mang nghĩa tiếng Việt là điểm ảnh. Đây chính là một điểm vật lý trong một hình ảnh raster hoặc một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số.
Pixel thường được tạo ra từ máy quét, máy ảnh kỹ thuật số hoặc các phần mềm chuyên dụng như Photoshop. Trong Photoshop, pixel tồn tại ở dạng những hình chữ nhật nhỏ có màu sắc hoặc không màu. Đồng thời, cường độ màu sắc của các pixel nằm cạnh nhau có thể giống hay khác nhau và tạo nên một hình ảnh mà con người có thể quan sát được bằng mắt thường.
Để có thể hình dung và quan sát rõ về hình dạng pixel, bạn hãy zoom to bức ảnh đến một mức độ nào đó. Khi zoom to lên, nếu bức ảnh càng hiện ra một cách chi tiết và sắc nét thì chứng tỏ bức ảnh đó đang chứa rất nhiều pixel.
Xem thêm: Ảnh bitmap là gì ? Phân biệt giữa ảnh bitmap và ảnh vector
Công thức tính và quy đổi đơn vị pixel.
Công thức tính pixel.
Thông thường, mỗi bức ảnh đều sở hữu hình dáng là một hình vuông hay hình chữ nhật. Chiều rộng và chiều cao của các bức ảnh luôn chứa đựng pixel (điểm ảnh). Vậy công thức tính lượng pixel là gì?
Nếu muốn tính số lượng pixel trong bức ảnh, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau đây là ngay lập tức thu về kết quả:
(Lượng pixel trên chiều rộng) x (Lượng pixel trên chiều dài)
Ví dụ, bức ảnh có 1900 pixel trên chiều rộng và 1024 pixel trên chiều cao thì bức ảnh đó có: 1900 X 1024 = 1.945.600 pixel.
Công thức quy đổi đơn vị pixel
Pixel thường được quy đổi sang đơn vị lớn hơn là megapixel – đơn vị đo độ phân giải của thiết bị quang (như là số điểm trong bức ảnh). Theo đó, 1.000.000 pixel tương đương 1 megapixel.
Quay lại với ví dụ trên, bức ảnh có 1.945.600 pixel nghĩa là nó xấp xỉ 2 megapixel.
Hay ở một ví dụ khác, bức ảnh có 1280 pixel trên chiều rộng và 1024 pixel trên chiều cao thì bức ảnh đó có: 1280 x 1024 = 1.310.720 pixel hay 1.3 megapixel.
Tham khảo thủ thuật: Hướng dẫn cách chuyển ảnh bitmap sang vector
Ý nghĩa của pixel trong thiết kế và in ấn
Với kích thước nhỏ bé như vậy, liệu rằng trong thiết kế và in ấn, ý nghĩa của pixel là gì? Dưới đây là một số ý nghĩa cơ bản bạn có thể tham khảo:
- Dung lượng ảnh tỷ lệ thuận với lượng pixel. Lượng pixel càng lớn thì dung lượng ảnh càng lớn và ngược lại.
- Kích thước hiển thị của ảnh trên màn hình tỷ lệ thuận với lượng pixel. Lượng pixel càng lớn thì kích thước hiển thị của ảnh trên màn hình càng lớn.
- Chất lượng của ảnh không phụ thuộc hoàn toàn vào lượng pixel. Ảnh nhiều pixel không có nghĩa là ảnh sẽ chất lượng.
- Trong in ấn, bạn cần dựa vào lượng pixel để lựa chọn kích thước bản in phù hợp. Ví dụ với 320 x 240 = 76.800 pixel hay 0,07 megapixel, bạn không thể in với kích thước lớn như 24’’ x 32’’ (61cm x 81cm).
Xem thêm: Top 8 phần mềm làm poster online nên sử dụng
Với bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu được pixel là gì cùng những ý nghĩa của pixel trong thiết kế đồ họa và in ấn.